Niềng răng giai đoạn nào là đau nhất có lẽ là mối quan tâm hàng đầu hiện nay của những ai đang có ý định thực hiện phương pháp này. Sau đây chúng tôi xin trả lời câu hỏi này bằng bài viết sau đây.
Niềng răng giai đoạn nào đau nhất?
Niềng răng là quá trình nắn chỉnh, sắp xếp lại những lệch lạc khi răng hô móm, mọc khấp khẩnh, lộn xộn, răng thưa… về đúng vị trí, đều đặn, thẳng hàng. Phương pháp này không tạo ra bất kỳ xâm lấn nào khác đến xương hàm, nướu lợi, trừ các trường hợp niềng răng mọc ngầm. Nhổ răng để tạo khoảng trống cho các răng dịch chuyển. Vì thế, nếu bệnh nhân cảm thấy bị đau nhức răng trong quá trình niềng răng thì chắc chắn không phải do nguyên nhân xâm lấn gây ra. Nếu đau thì do lực kéo răng gây ra. Tuy nhiên, cảm giác đau này không quá lớn, chỉ khiến bạn hơi khó chịu và nhạy cảm đôi chút khi ăn uống.
Niềng răng đau nhất khi nào?
Bắt đầu bước vào liệu trình chỉnh nha, khi bác sĩ gắn mắc cài hoặc đeo khay niềng răng mắc cài tự đóng được xem là giai đoạn bạn cảm thấy đau và khó chịu nhất. Bởi lúc này, khi mới đeo mắc cài, răng bỗng nhiên bị lực từ khí cụ tác động và sự xuất hiện của mắc cài khiến răng chưa thể thích ứng ngay lập tức, do đó bạn sẽ có cảm giác đau, hơi ê buốt răng. Nhưng bạn có thể an tâm, chỉ sau một vài tuần, khi răng đã thật sự làm quen với điều này thì bạn sẽ không còn cảm thấy đau nữa, việc ăn nhai trở nên thoải mái hơn.
Tuy nhiên, cũng tùy vào cơ địa cũng như độ nhạy cảm của răng, mà có người sẽ thấy hơi nhạy cảm ở mức độ nhẹ, nhưng cũng có những người niềng không hề phải trải qua tình trạng đau nhức này. Ngoài giai đoạn đầu, thì trong quá trình niềng răng sẽ có những thao tác tác động có thể sẽ khiến bạn cảm thấy đau nhức răng:
- Gắn thun tách kẽ: Có tác dụng giữ, neo chặn cho các vật liệu chỉnh hình sau này. Việc đặt sợi thun tách kẽ sẽ khiến bạn đau nhức, khó chịu. Nhưng hiện nay, thay vì dùng sợi thun các chuyên gia niềng răng đã chuyển qua sử dụng lò xo tách kẽ, nhẹ nhàng và dễ chịu hơn.
Quá trình nắn chỉnh dây thun được xem là khá đau
- Gắn mắc cài và sợi dây đầu tiên: Do dây cung môi bắt đầu có lực tác động lên răng, khiến bạn đau âm ỉ. Nhưng nếu bác sĩ chỉ dùng một sợi dây nhỏ hơn, thật đàn hồi sẽ giúp bạn từ từ làm quen với các xê dịch của răng. Từ đó cảm thấy dễ chịu hơn.
- Đau khi kéo lò xo, tăng lực: Việc điều chỉnh lực kéo đôi khi sẽ gây ra cảm giác đau. Nếu bạn thấy cơn đau kéo dài, nên thông báo với bác sĩ để chỉnh lại lực kéo phù hợp.
- Đau do khí cụ, trầy xước môi má, áp- tơ: Trong trường hợp này bạn nên đến gặp bác sĩ, tùy vào trường hợp, mức độ đau, bác sỹ sẽ kê thuốc giảm đau hoặc áp dụng một số cách làm giảm cơn đau phù hợp. Bạn sẽ thấy dễ chịu và có cảm giác những cơn đau này không làm khó đến bạn chút nào.