Lấy cao răng có đau hay không? Không chỉ làm mất thẩm mỹ, cao răng còn là nơi lý tưởng nhất trong khoang miệng để vi khuẩn trú ngụ và gây nên nhiều bệnh lý răng miệng. Mặc dù cao răng có thể lấy ra khỏi răng dễ dàng nhưng không phải ai cũng có tâm lý thoải mái để thực hiện. Đối với một số người sợ đau hoặc có nền răng dễ bị ê buốt thì lấy cao răng chính là nỗi ám ảnh lớn. Vậy, thực tế lấy cao răng có đau hay không?
Cao răng là những mảng bám, mảnh vụn thực phẩm còn sót lại đã bị vôi hóa bởi vi khuẩn, muối canxi carbonat và calcium phosphate có trong nước bọt. Mảng bám, cặn vụn thức ăn thường lắng đọng thành lớp dày ở thân răng, nướu răng, có màu trắng đục hoặc vàng nâu mất thẩm mỹ và gây nhiều tổn hại đến răng miệng.
Tác hại của cao răng
Khi cao răng bám lâu ngày, là nguy cơ tiềm ẩn những bệnh lý răng miệng như:
- Hơi thở nặng mùi.
- Mảng bám tích tụ quá nhiều, quá dày và lâu ngày sẽ phá hủy men răng. Khi men răng bị tổn thương sẽ dễ bị ê buốt, sâu răng.
- Là nơi cư ngụ của vi khuẩn lên men carbohydrate tạo ra acid gây sâu răng như Streptococcus mutans, Lactobacilli...
- Tác nhân gây bệnh viêm niêm mạc miệng, viêm họng, viêm amidan,...
- Chảy máu chân răng, viêm quanh răng,...
- Tụt nướu làm lộ chân răng.
- Là nguyên nhân chính gây ra bệnh lý như viêm nha chu, tiêu xương ổ răng, viêm tủy răng ngược dòng. Nặng hơn là răng lung lay và gãy rụng sớm.
Chính vì những tác hại trên mà các chuyên gia nha khoa khuyến cáo, nên thực hiện lấy cao răng định kỳ 3 - 6 tháng/ lần để bảo vệ sức khỏe răng miệng.
Lấy cao răng có đau hay không?
Trên thực tế, lấy cao răng chỉ là thao tác loại bỏ mảng bám cứng đầu ra khỏi bề mặt răng. Tuy nhiên, nếu cao răng dưới nướu hay bám lâu ngày thì có thể gây ít buốt và chảy máu. Có thể kể đến một số yếu tố quyết định lấy cao răng có đau hay không như:
- Tình trạng răng miệng: Nếu khách hàng đang mắc một số bệnh lý nha khoa như viêm nha chu, viêm nướu, lợi sưng đỏ thì việc lấy cao răng có thể ê buốt hơn so với người có sức khỏe răng miệng tốt.
- Mức độ cao răng: Cao răng ở thân răng, có thể nhìn thấy bằng mắt thường thì sẽ lấy dễ dàng hơn, không gây ê buốt. Nhưng cao răng lắng đọng, bám chặt dưới nướu gây viêm, sưng sẽ thì quá trình lấy cao răng sẽ ê buốt hơn.
- Kỹ thuật thực hiện: Nếu như trước đây bác sĩ nha khoa thường sử dụng bộ dụng cụ lấy cao răng cầm tay hoặc máy thổi cát để loại bỏ vôi răng thì hiện nay dụng cụ cạo cao răng bằng sóng siêu âm được ưa chuộng hơn. Là kỹ thuật hiện đại, giúp giảm thiểu tối đa cảm giác ê buốt cũng như rút ngắn thời gian điều trị. Vì sóng siêu âm an toàn tuyệt đối với cơ thể, loại bỏ hoàn toàn mảng bám mà không xâm lấn răng và nướu.
- Tay nghề của bác sĩ: Nếu nha sĩ giàu kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao, việc lấy vôi răng nhẹ nhàng, không tác động đến má trong, lưỡi... thì bạn hoàn toàn không có cảm giác đau nhức nào.
Lấy cao răng là phương pháp làm sạch các mảng bám cứng đầu ra khỏi bề mặt nướu, mang lại nhiều lợi ích cho răng miệng. Tuy nhiên, không nên lạm dụng lấy vôi răng quá thường xuyên, tốt nhất là 6 tháng/lần và 3 tháng/lần nếu cao răng nhiều. Lấy cao răng có đau hay không còn phụ thuộc vào việc chọn địa chỉ nha khoa thực hiện của bạn. Hãy chọn cơ sở uy tín, công nghệ hiện đại để lấy cao răng không đau.